Bản tin tháng 05/2006

Vỏ ốc tẩm màu

Hình 1: Các viên đá màu cam trong hình được mài từ vỏ của một loại ốc biển. Từ trái qua phải và từ trên xuống dưới gồm các viên nặng 125 ct, 130 ct, 23 ct, 141 ct và 102 ct. Chúng có dạng khối gần hình cầu và hình quả trứng. Tất cả đều được tẩm màu cam. Hình của RV SJC.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong tháng 04/2006, có một số khách hàng mang đến Cty TNHH Giám Định Rồng Vàng SJC (RV SJC) 5 viên đá màu cam để giám định xem có phải là ngọc ốc giác không. Sau khi xét nghiệm các tính chất ngọc học trên tất cả 5 viên đá màu cam này, chúng tôi có những kết luận sau:

Các viên đá màu cam có kích thước khá lớn, nhỏ nhất dài khoảng 15 mm, lớn nhất khoảng 27 mm; trọng lượng từ 23 đến 141 ct. Chúng có dạng hạt hình cầu và hình quả trứng. Tỷ trọng của chúng khoảng 2,80 đến 2,84. Tất cả đều có màu cam và những vân đá (hình 1).

Xem xét dưới phóng đại thấy các đốm, các vệt màu cam tẩm vào đá còn đọng lại trên mặt. Cấu trúc thành tạo xoắn ốc (hình 1) phù hợp với cấu trúc vỏ của các loại ốc biển, khác hẳn với cấu trúc của ngọc ốc giác. Tất cả đều phản ứng với acid loãng.

Qua các đặc điểm trên, chúng tôi cho rằng 5 viên đá này không phải là ngọc ốc giác như khách hàng đã nói, mà chúng đã được cắt mài từ vỏ của một loại ốc biển có kích thước rất lớn, hiện diện trên vùng duyên hải Việt Nam.

Chúng tôi muốn thông báo đến quý khách hàng là phải cẩn trọng khi mua bán các loại ngọc ốc và vỏ ốc, vì chúng có nhiều điểm tương đồng về hình dạng, màu sắc, tỷ trọng và cả cấu trúc thành tạo. Từ tháng 12/2005 đến nay, thị trường đá quý Việt Nam lại rộ lên việc mua bán ngọc ốc, có người đã bỏ ra đến 200 triệu đồng mà chỉ mua được một viên vỏ ốc giá trị cực thấp. Nếu không có kinh nghiệm thì dễ bị nhầm và bị thiệt hại về tiền bạc khi mua phải vỏ ốc mà cứ nghĩ là ngọc ốc.

 

Thạch anh vàng tổng hợp ba màu

Text Box: Hình 2: Viên đá 3 màu (phớt trắng, vàng cam và lục xám), nặng 5 ct, hình ovan giác tầng là đá thạch anh tổng hợp. Hình của RV SJC. Trong tháng 04/2006 Cty TNHH Giám Định Rồng Vàng SJC (RV SJC) nhận giám định một viên đá hình ovan, cắt mài theo kiểu giác tầng, rất lạ vì có 3 màu.

Đá nặng khoảng 5 ct, có 3 lớp màu rõ rệt (hình 2). Ở giữa là một lớp mỏng, tiết diện hình chữ nhật, không màu, nhìn thấy có vẻ phớt trắng. Qua hai bên lớp không màu là 2 lớp màu vàng cam. Ranh giới giữa lớp vàng cam và không màu rất rõ. Hai đầu viên đá có màu lục xám. Ranh giới giữa lớp lục xám và vàng cam không rõ, mà là chuyển màu từ từ.

Qua các đặc điểm ngọc học thu thập được, RV SJC khẳng định đây là loại citrine (thạch anh màu vàng) tổng hợp (đá nhân tạo). Người ta dùng một miếng mỏng thạch anh không màu tự nhiên làm nhân, phần tinh thể citrine nuôi màu vàng cam kết tinh lớn lên xung quanh nhân này. Sau đó người ta đem chiếu xạ hai đầu tinh thể để màu vàng cam biến thành màu lục, như vậy ta được viên đá 3 màu. Thiên nhiên cũng có thạch anh hai, ba màu, tuy nhiên rất hiếm và sự phân đới màu không rõ và đẹp như đá nhân tạo ta thấy bên trên.

 

Emerald tổng hợp mới: Emerald Malossi

Text Box: Hình 3: Các tinh thể và đá thành phẩm emerald Malossi. Các tinh thể có kích cỡ từ 28,40 đến 141,65 ct – 7,1 đến 68,9 mm. Hình của Alberto Malossi. Vì emrald tự nhiên đẹp có giá rất cao và hiếm nên người ta đã chế tạo ra các loại emerald tổng hợp nuôi bằng phương pháp nhiệt dịch và phụ gia nóng chảy để thay thế. Hơn năm mươi năm qua, một số lượng đáng kể emerald tổng hợp đã xuất hiện trên thị trường, nhiều nhất là loại emerald tổng hợp nuôi theo phương pháp nhiệt dịch do được sản xuất số lượng lớn và giá rẻ.

Những nghiên cứu gần đây tập trung vào loại emerald tổng hợp nuôi bằng phương pháp nhiệt dịch mới, chúng bắt đầu được sản xuất từ năm 2003 tại Praha, Cộng Hoà Séc (hình 3). Sản phẩm mài giác từ đá này được chào bán trên thị trường kể từ tháng 12 năm 2004 tại Ý và Mỹ với tên gọi là emerald tổng hợp Malossi (hình 3 và 4). Năm 2005 đã sản xuất được khoảng 5000 đến 6000 carat emerald tổng hợp Malossi mài giác. Tinh thể nuôi nặng từ 25 đến 150 ct, bình quân khoảng 77 ct, và viên mài giác nặng nhất đạt được 15 ct.

Emerald tổng hợp Malossi được nuôi ở nhiệt độ 450oC trong một nồi áp suất nhỏ xoay được. Mặt trong nồi được phủ bằng vàng, nắp được đậy rất kỹ. Một nhân đá beryl màu vàng tự nhiên, treo bằng một sợi bạch kim đặt trong dung dịch cực nóng chứa trong nồi, giúp khởi động việc nuôi. Crôm đóng vai trò là chất tạo màu lục trong emerald. Để nuôi được một tinh thể emerald lớn phải mất 40 đến 60 ngày.

Text Box: Hình 4: Emerald tổng hợp Malossi mài giác đã được bán ở Mỹ và Ý từ tháng 12 năm 2004. Hai viên emerald Malossi trong nhẫn nặng 4,0ct (bên trái) và 2,2ct (bên phải), trông rất đẹp, các đá màu trắng xung quanh là moissanite (kim cương giả). Hình của Alberto Malossi. Emerald Malossi có một số khác biệt về đặc tính hiển vi và hóa học so với các loại emerald tổng hợp nhiệt dịch khác như Nga, Lechleitner, Trung Quốc và Biron. Để phân biệt được chúng phải là các nhà ngọc học có kinh nghiệm và sử dụng thiết bị phù hợp.

Về giá cả, emerald Malossi có giá bán chỉ khoảng bằng ≤10% so với đá emerald đẹp tự nhiên. Giá trung bình 1 ct emerald Malossi khoảng 220 USD.

 

 

 

 

 

 

Hột Mỹ màu vàng dễ bị nhầm là kim cương vàng

Text Box: Hình 5: Hai viên hột Mỹ màu vàng này (11,3 x 5,5 và 10,54 x 3,71 mm) dễ bị nhầm là kim cương màu vàng do xử lý nhiệt và chiếu xạ nếu nhà ngọc học chỉ dựa vào phổ hấp thu của chúng. Hình của GIA. Hai viên đá màu vàng cắt mài theo dạng cánh diều, nặng 1,77 và 1,70 ct (hình 5) đã được gởi đến GIA để giám định với danh nghĩa ban đầu là kim cương vàng.

Quan sát với kính phổ nhận thấy cả hai viên đá đều có phổ hấp thu khá giống với kim cương tự nhiên màu vàng được xử lý nhiệt và chiếu xạ. Nếu không cẩn thận, người giám định sẽ kết luận là kim cương vàng.

 

  Do nghi ngờ không phải là kim cương, nên GIA đã kiểm tra thêm một số đặc điểm khác của 2 viên đá. Chúng có tỷ trọng là 6; chiết suất rất cao, vượt qua khỏi thang đo của chiết suất kế thông thường và có tính đẳng hướng quang học; thành phần hóa học của chúng chứa hợp chất của Zr, Y và Hf.  Do đó GIA kết luận chúng là cubic zirconia (hột Mỹ) màu vàng và cảnh báo với các nhà ngọc học khi gặp những đá như thế phải kiểm tra bằng nhiều phương pháp mới xác định chính xác.

 

Kim cương màu cam do nhiều xử lý

Text Box: Hình 6: Các viên kim cương màu cam phớt hồng 5,89 ct (bên trái) và viên màu cam 4,31 ct (bên phải) đã được xử lý màu bằng đa quá trình. Phần lớn cách thức xử lý này là nung luyện HPHT, theo sau là chiếu xạ và cuối cùng là nung ở nhiệt độ hơi thấp. Hình GIA. Hiện nay người ta thường dùng hai kỹ thuật xử lý chính để làm thay đổi hẳn màu của kim cương. Một quá trình là chiếu xạ không kèm nung luyện ở nhiệt độ khá thấp; quá trình kia là nung luyện dưới áp suất cao và nhiệt độ cao (HPHT). Trước kia người ta thường sử dụng các quá trình xử lý một cách riêng biệt, nay thì một số nơi đã phối hợp chúng lại.  

Kim cương màu hồng đến đỏ do xử lý theo kiểu này của công ty Lucent Diamonds có nguồn gốc kiểu Ia, chứa nhiều nitơ. Tuy nhiên GIA vừa nhận giám định 2 viên kim cương cũng được xử lý theo cách tương tự, tạo nên màu cam khá hấp dẫn, nhưng hàm lượng nitơ cực thấp (nghĩa là chúng thực sự thuộc kiểu IIa).

Một viên tròn giác cúc, nặng 5,89 ct, có màu cam phớt hồng; viên còn lại cắt kiểu emerald, 4,31 ct, màu cam (hình 6). Cả hai viên không thấy có điểm gì khác lạ ở bên trong. Đặc điểm đáng chú ý ở cả hai viên là màu cam trở nên đậm hơn tại chóp đáy, điều này thấy rõ ở viên tròn. Dưới tia cực tím sóng dài, viên hình tròn phát quang màu vàng trung bình, viên cắt kiểu emerald phát quang màu vàng-lục trung bình đến mạnh. Với tia cực tím sóng ngắn cả hai sáng lên với màu cam trung bình đến mạnh.

Dù không biết chính xác màu ban đầu của 2 viên kim cương này, qua các xét nghiệm, các nhà nghiên cứu thiên về kết luận là chúng đã được xử lý màu ít nhất với 2 quá trình. Chắc chắn nhất là chúng đã được nung luyện ở HPHT, kế đó là chiếu xạ, sau cùng là nung ở nhiệt độ tương đối thấp; cách xử lý này được biết là để tạo nên màu hồng ở kim cương kiểu IIa.

Việc sử dụng đa quá trình để cải thiện màu của kim cương tự nhiên dẫn đến một thách thức mới ở các phòng giám định, buộc họ phải trang bị những máy giám định cao cấp như phổ kế hồng ngoại hoặc phổ kế đo dải phổ thấy được đến cực tím thì mới có thể phát hiện được các dạng xử lý này.

 

Kim cương màu hồng thay đổi màu tạm thời

Text Box: Hình 7: Viên kim cương 2,01 ct bị thay đổi màu đáng kể sau khi bị chiếu tia cực tím sóng ngắn năng lượng cao. Ban đầu, đá có màu gốc là hồng-nâu sáng (hình trái); sau khi chiếu tia đó nó đổi thành màu vàng phớt nâu sáng (hình phải). Viên đá chỉ trở lại màu gốc sau vài giờ để dưới ánh sáng bình thường. Hình GIA. Kim cương đổi màu trong chốc lát ở một môi trường nào đó chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong thế giới kim cương. Theo tường thuật kim cương “đổi màu” thường biến đổi tạm thời từ màu phớt lục thành màu phớt vàng khi nung nóng viên đá hoặc đặt nó quá lâu trong bóng tối; những đá thế này thị trường gọi là kim cương “tắc kè” (chameleon diamonds). Hiếm hơn là loại kim cương đổi màu tạm thời khi bị làm lạnh hoặc bị chiếu tia cực tím.

Mới đây GIA nhận giám định viên kim cương đổi màu tạm thời sau khi chiếu tia cực tím (UV) sóng ngắn năng lượng cao (< 230 nm , 1 mét = 1 tỷ nona mét). Viên kim cương nặng 2,01 ct biến từ màu hồng sáng thành màu vàng phớt nâu sáng (hình 7). Sau vài giờ đặt lại trong điều kiện chiếu sáng bình thường, viên đá mới trở lại màu gốc ban đầu. 

Viên kim cương màu hồng này thuộc kiểu IIa và bị biến dạng dẻo, phát sáng màu vàng vừa với tia UV sóng dài và sóng ngắn (366 nm và 254 nm) từ đèn UV thông thường, tuy nhiên sau khi tắt nguồn UV này thì nó không đổi màu tạm thời như trường hợp chiếu tia UV năng lượng cao.

Chỉ một số rất ít viên kim cương màu hồng đổi được màu tạm thời sau khi chiếu tia UV năng lượng cao. Hầu hết kim cương màu hồng đều có vạch rộng hấp thu ở mức 550 nm. Với viên 2.01 ct đặc biệt hiếm này, khi chiếu tia UV năng lượng cao vào sẽ làm biến mất tạm thời sự hấp thu ở bước sóng 550 nm, làm cho đá đổi màu thành vàng phớt nâu mà mãi đến vài giờ sau mới trở lại như cũ. Đây cũng là một trường hợp thú vị cho các nhà ngọc học và những ai thích sưu tầm đá quý lạ. .

 

Một kiểu cắt mới, lạ thường trên kim cương

Text Box: Hình 8: Viên kim cương 21,42 ct màu vàng, đã được cắt gọt theo hình đầu của con chim đại bàng. Đây là kiểu cắt lạ dành cho viên kim cương lớn có màu. Hình của GIA. Thỉnh thoảng, kim cương cũng được cắt mài, chạm trỗ theo hình thú hay đồ vật . Mặc dù việc chạm khắc kim cương thành những hình thù lạ lùng đã có từ lâu nhưng các kiểu cắt mới chỉ có thể phát triển được sau khi kỹ thuật và phương tiện cắt và tạo dáng bằng tia lade ra đời.

Các dạng cắt mới như thế thường khá nhỏ và cắt trên các đá thô không màu, hình dạng bất kỳ, không thích hợp cho các dạng cắt mài truyền thống theo những tỷ lệ quy định. Tuy nhiên, mới đây xuất hiện một kiểu cắt mới thú vị, đó là những giác cắt khá lớn và trên kim cương màu.

Viên kim cương màu vàng này nặng 21,42 ct, được tạo dáng và cắt mài thành hình đầu con chim đại bàng (hình 8). Ngoài việc kích thước và màu sắc của viên đá khá đặc biệt, thì những mặt cắt được tạo dáng trên vùng chọn lọc và hết sức cẩn thận để làm sao giống hệt các lông chim.

 

Nghệ nhân tạo sản phẩm này cho biết chính viên kim cương thô màu vàng có dạng giống đầu một con chim, đã gây cảm hứng cho ông quyết định cắt mài thành hình đầu chim đại bàng. Điều đặc biệt ở đây là người nghệ nhân không hề sử dụng các thiết bị và công nghệ hiện đại để cắt mài, trái lại ông đã chế tạo các thiết bị dùng tay và chuyên biệt cho mục đích này. Khi chế tác, ông vẫn để lại các vết tự nhiên của viên đá để chứng tỏ viên đá ban đầu đã có dạng đầu chim. Viên đá thô hơi dẹp; phần có những mặt lớn trông có vẻ không màu; phần cắt dạng lông chim, nhờ hiệu ứng ánh sáng, màu vàng trông đậm hơn nhiều và làm đầu chim nổi bật lên.

Khi viên kim cương không thể mài thành những viên giác cúc truyền thống do hình dạng của chúng không phù hợp thì nghệ nhân với sự xúc cảm và sự sáng tạo của họ, viên đá đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật làm thích thú mọi người.

 

Kim cương tổng hợp nhỏ

Text Box: Hình 9: Do kích thước nhỏ và không có các đặc điểm tổng hợp rõ ràng, 3 viên kim cương tổng hợp cỡ nhỏ này (0,11 đến 0,16 ct – tương đương 3 đến 3,6 mm) rất dễ bị nhầm là kim cương màu tự nhiên. Hình GIA. Cách nay vài tháng, GIA nhận giám định 3 viên đá quý màu cam – vàng sáng, kích thước nhỏ (0,11, 0,12 và 0,16 ct; hình 9) với mong muốn của khách hàng là kim cương màu.

Quan sát dưới phóng đại 10 lần, cả 3 viên đều rất sạch, điều này cũng rất phổ biến ở những viên đá nhỏ, do đó vẫn chưa có bằng chứng gì chúng không phải là tự nhiên. Với phóng đại lớn hơn, thấy bên trong chúng chỉ có mây khắp nơi và không có bao thể tự nhiên rõ ràng. Các phần tử tạo mây phân bố khá đều và cùng một kích thước. Trong kim cương tự nhiên, mây thường không đều, do đó làm GIA nghi ngờ 3 mẫu này có nguồn gốc là tổng hợp (đá nhân tạo).

Cả ba mẫu đều không phản ứng với tia cực tím sóng dài. Với sóng ngắn thì một viên phát quang màu cam phấn có đới và yếu, hai viên kia phát quang màu lục rất yếu. Tuy nhiên cả ba viên đều không phát quang màu phấn theo kiểu chữ thập đặc trưng như thường thấy ở các kim cương tổng hợp cùng màu. Khi quan sát phóng đại trong dung dịch nhúng, ta thấy ở các mẫu có ít nhất một đới không màu, kéo dài, sắc cạnh, tuy nhiên rất khó thấy chúng vì các mẫu quá nhỏ. Phải dùng đến thiết bị cao cấp tên là DiamondView thì ta mới thấy thật rõ kiểu phát quang của kim cương tổng hợp.

Như vậy khi gặp nhưng viên kim cương màu nhỏ, nếu không có những thiết bị giám định cao cấp thì người giám định phải xem xét cẩn thận để cố phát hiện các đặc điểm nhân tạo không rõ ràng trong đá, nếu cẩu thả ta sẽ dễ bị nhầm chúng là kim cương màu tự nhiên.

 

Ngọc trai tự nhiên miền nam nước Mỹ có màu lạ

Text Box: Hình 10: Viên ngọc trai tự nhiên có màu rất hiếm này, kích thước 11,15-11,16 x 10,10 mm, xuất xứ ở vùng duyên hải Thái Bình Dương, phần phía nam nước Mỹ, từ loài trai P. mazatlanica. Hình của GIA Các ngọc trai xuất xứ vùng phía nam nước Mỹ, dọc theo duyên hải Thái Bình Dương của Mexico hoặc trong vịnh California, thường có nguồn gốc từ con hàu Pinctada mazatlanica hay Pteria Sterna. Thông thường những ngọc này có màu đen đến xám, các dạng màu nâu và tím thẫm. Nhiều viên có ánh xà cừ màu hồng, tím, lục, lam, vàng và cam.

Tuy nhiên mới đây các nhà ngọc học xác định viên ngọc trai 9,51 ct có màu vàng phớt lục xám lạ lùng này (hình 10) lại có nguồn gốc từ con hàu Pinctada mazatlanica sống ở vùng biển Thái Bình Dương, phía nam nước Mỹ nhưng chưa xác định được địa danh. Theo các nhà buôn thì loại ngọc trai màu vàng phớt lục xám từ con P. mazatlanica này là rất hiếm và giá trị cao.