Bản tin tháng 10/2006

Thạch anh sao được phủ màu giống saphia sao

Text Box: Hình 1: Bên trái là viên cabochon thạch anh sao tự nhiên. Tuy nhiên nó đã được phủ một lớp màu xanh ở phần đáy, có lẽ để cho giống saphia sao. Hình phải (phóng đại 10 x) là một vết tróc ở đáy cho thấy thạch anh không màu nằm dưới lớp phủ. Hình của GIA. Viên đá trong hình 1 có dạng ovan cabochon 12,35 x 10,25 x 6,45 mm. Đá màu xanh dương phớt xám, nổi rõ sao trên mặt, nằm trong một vỏ nhẫn màu trắng.  

Kiểm tra các đặc tính đá quý, xác định được nó là thạch anh. Xem xét bên trong đá thấy có nhiều bao thể nhỏ hình kim định hướng tạo hiệu ứng sao, như vậy sao này là tự nhiên. Quan sát phần đáy với kính phóng đại, thấy được lớp màu xanh phủ lên không đều. Có một vài lớp tróc, lộ ra phần đá thạch anh gốc không màu nằm bên dưới.

Phủ màu là một phương pháp xử lý đơn giản nhằm cải thiện màu viên đá, nó được sử dụng rộng rãi trên nhiều loại đá như kim cương, beryl, topaz, xoàn Mỹ và cả với thạch anh.  Điều đặc biệt ở viên thạch anh có sao này đó là do màu phủ là xanh dương đã làm nó rất giống với đá saphia sao, một loại đá có giá trị cao hơn nhiều so với thạch anh.

 

Đá variscite giống như turquoise

Một số viên đá cabochon dạng đốm màu xanh dương-xanh lá trong nền màu đen (hình 2) đã được gởi đến Viện Đá Quý Hoa Kỳ (GIA) giám định với tên gọi ban đầu là turquoise xuất xứ Lander, Nevada, Mỹ.

Turquoise màu xanh Lander được biết là những hốc nhỏ chứa turquoise dạng đốm xanh dương trong nền vật liệu màu đen, với cấu trúc đặc biệt này mà nó còn có tên là turquoise “mạng nhện”.

Text Box: Hình 2: Viên cabochon 25,35 x 17,70 x 5,75 mm này là đá variscite tự nhiên. Trông nó rất giống với đá turquoise mạng nhện màu xanh dương-xanh lá từ bang Nevada, Mỹ. Hình của GIA. Đá giám định trông rất giống turquoise mạng nhện, nhưng màu xanh thì nhạt hơn. Quan sát dưới phóng đại thấy cấu trúc không giống đá turquoise nhưng lại  giống  turquoise xử lý. Chiết suất các mẫu đo được 1,570 – 1,590, thấp hơn của turquoise, tuy nhiên một số turquoise xử lý tẩm polymer lại có chiết suất ở phạm vi này. Không thể đo được tỷ trọng để xác định vì các mẫu đá có quá nhiều vật liệu nền màu đen ở phần đáy.

Với các phương pháp giám định thông thường chưa thể kết luận là đá gì, cho nên GIA đã chuyển sang dùng các thiết bị cao cấp thì mới xác định các mẫu đá trên không phải là turquoise mà là variscite. Variscite là một khoáng vật khác với turquoise nhưng chúng có một số tính chất giống nhau như màu sắc, cấu tạo…

Qua những gì vừa đọc, xác định một mẫu đá lạ thì đôi khi không dễ dàng chút nào. Thậm chí các nhà ngọc học kinh nghiệm cũng không thể xác định được bằng các thiết bị giám định cơ bản. Vì vậy việc nhìn bằng mắt thấy giống một đá nào đó rồi kết luận là đá đó thì có thể bị sai hoàn toàn.

 

Hội chợ đá Tucson 2006 có gì lạ

Hội chợ về đá quý hàng năm tại thành phố Tucson, bang Arizona, Hoa kỳ là một trong những hội chợ đá quý lớn nhất thế giới. Trong đó thường trưng bày các đá quý tự nhiên hay nhân tạo đặc biệt, giới thiệu các điểm đá quý mới phát hiện và các loại đá nhân tạo mới được phát minh…

Text Box: Hình 3: Bên trái là viên tourmaline lớn 48,23 ct, màu xanh dương sáng rất đẹp. Đây là loại tourmaline chứa đồng chất lượng cao, xuất xứ ở Mozambique. Bên phải là viên tsavorite lớn đến 62,81 ct, là loại garnet màu lục, xuất xứ Tanzania. Viên đá này cũng có độ trong rất cao và màu lục sáng rất đẹp. Hình của Harold và Jeff Scovi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội chợ Tucson năm 2006 không trưng bày nhiều loại đá mới phát hiện như năm rồi nhưng vẫn có điều làm mọi người chú ý vì chúng quá đặc biệt. Điều đáng quan tâm là các đá mang tới triển lãm lại có nguồn gốc từ nhiều nơi trên thế giới, chứ không riêng gì châu Phi. Nghĩa là ngày nay, với nhiều điều kiện thuận lợi hơn, con người đã phát hiện thêm rất nhiều vùng khác nhau có đá quý. Tuy nhiên, châu Phi vẫn là khu vực mà người ta phát hiện những viên đá quý đặc biệt nhất. Như trong hình 3 là hai viên đá màu tự nhiên, có xuất xứ ở châu Phi, kích thước rất to nhưng lại có chất lượng rất cao nhờ độ trong cao và màu đẹp, rất hiếm gặp trong tự nhiên. Viên màu xanh dương sáng là tourmaline, nặng 48,23 ct, có nguồn gốc ở  Mozambique. Viên tsavorite màu lục sáng, nặng 62,81 ct, là đá thuộc nhóm garnet, có gốc ở Tanzania.

 

Phát hiện mới ở Sri Lanka: Aquamarine trong đá gốc

Ở Sri Lanka, rất ít mỏ đá quý liên quan đá gốc có giá trị thương mại. Tuy nhiên giữa năm 2005, aquamarine chất lượng quý đã tình cờ được phát hiện tại vùng Akkerella. Trong lúc công nhân khai thác một mạch thạch anh dùng cho kỹ nghệ thì thấy aquamarine. Tin tức tìm thấy đá quý nhanh chóng lan ra khắp vùng, người dân đổ xô đến vùng này để tìm kiếm khiến xảy ra một số vụ xô xát giữa cảnh sát và người đào lậu.

Hình 4: Hình trên là tinh thể aquamarine màu xanh da trời nằm trong đá gốc mới được phát hiện ở Sri Lanka. Đá gốc là các mạch thạch anh. Hình dưới cho thấy các viên aquamarine từ mỏ mới này đã được mài giác, nặng từ 4,37 đến 8,19 ct và ta thấy chúng rất đẹp. Hình của E.G. Zoysa và Robert Weldon.

Các tinh thể aquamarine mới này có thể dài hơn 10 cm, từ màu xanh dương nhạt đến đậm, giống với aquamarine “Santa Maria” ở vùng Minas Grais, Brazin. Chúng nằm trong các mạch thạch anh, cộng sinh với mica và tourmaline đen. Trường mạch thạch anh chứa aquamarine ở Akkerella dài khoảng 2 km. Vùng lân cận, cách Akkerella 6 km cũng có dạng mạch tương tự, là dấu hiệu cho biết sự tạo khoáng aquamarine có thể kéo dài đến cả vùng lân cận này. Tổng sản lượng aquamarine thô đến giờ đã vượt 100 kg, trong đó khoảng 20 – 30% là chất lượng quý, có thể mài giác được; ít nhất đã mài được 5000 ct thành phẩm. Aquanmarine mới ở Sri Lanka có màu xanh dương từ nhạt đến đậm, có một chút hay không có sắc xanh lục (hình 4). Đa số thành phẩm từ 2 – 3 ct, có độ trong suốt khá cao.

Phát hiện mới đá quý nằm trong đá gốc này đã giúp làm tăng sự quan tâm về các tích tụ đá quý tại quốc gia này. Nhiều nghiên cứu và thăm dò hơn nữa sẽ được thực hiện nhằm mở rộng quy mô mỏ aquamarine mới và tìm kiếm các loại đá quý khác cộng sinh.


 

Đá haüyne-sodalite ở Miến Điện

Trong hội chợ đá quý Tucson 2006, có bày bán viên đá dạng cabochon nặng 14,71 ct, màu xanh dương với tên gọi là haüyne và sodalite (hình 5). 

Text Box: Hình 5: Viên cabochon màu xanh dương bên trái nặng 14,71 ct có nguồn gốc từ Mogok, Miến Điện, có dạng khối đặt sít do kết hợp của haüyne và sodalite. Bên trái là hình của viên đá dưới cực tím sóng dài, nó phát sáng theo đới màu cam mạnh. Các đốm sáng màu xanh dương phấn là các đốm màu trắng ở hình bên trái. Hình của G. Grobon và T. Hainschwang.

Người bán tên là Mark Smith, làm ở công ty thương mại Thai Lanka, Bangkok, nói là đã mua viên đá này được vài năm ở vùng mỏ thuộc Mogok, Miến Điện. Theo ông, nó được lấy từ  một mạch đá đặc sít màu xanh dương nằm trong đá gốc là đá hoa màu trắng.

Màu xanh dương mạnh của viên đá khá đồng nhất, xen lẫn vào vài vệt và đốm màu trắng. Tỷ trọng viên đá là 2,51 và chiết suất điểm khoảng 1,50. Dưới tia cực tím sóng dài, vật liệu này phát sáng màu cam mạnh có đới, có vài đốm màu xanh dương phấn, với sóng ngắn thì phát sáng màu đỏ yếu. Dưới phóng đại thấy chứa những tạp chất rất nhỏ là pyrit. Từ các đặc tính trên, có thể khẳng định viên đá chủ yếu hình thành bởi khoáng haüyne.

Haüyne là một khoáng vật gốc silicate, cùng nhóm với sodalite. Trong quá trình kết tinh, chỉ thay đổi nhỏ về các nguyên tố thì chúng có thể trở thành khoáng này hay khoáng kia. Do đó để phân biệt được chính xác chúng thì phải sử dụng các thiết bị phân tích hiện đại như phổ kế các loại, máy huỳnh quang tia X…

Nhờ các phân tích thành phần mà các nhà ngọc học xác định được viên đá màu xanh dương trên hầu hết là haüyne dạng khối đặc sít, xen lẫn với các khoáng cùng họ chủ yếu là sodalite. Các đốm màu trắng là canxit, là đốm phát quang màu xanh dương phấn.

 

Mica màu hồng dạng khối ở Brazin giống thạch anh hồng

Hình 6: Hình trên là mica dạng khối (rộng 7 cm) gồm nhiều hạt nhỏ kết lại, rất giống thạch anh hồng. Hình dưới là viên mica mài giác 23,19 ct. Hình của I. Hyrsl.

Các khoáng vật nhóm mica rất hiếm khi được dùng làm đồ trang sức vì các tinh thể của chúng có nhiều lớp tách ra hết sức dễ dàng. Truớc kia, người ta đề cập đến lepidolite, là loại mica chứa lithium, có dạng tập hợp hạt nhỏ màu tím và chứa các tinh thể tourmaline hồng ở vùng Pala, California, Hoa Kỳ. Chúng đã được chế tác thành các viên cabochon và đồ chạm trổ, tương tự như vậy còn có lepidolite ở Cộng Hoà Séc. Ở Brazin và các nơi khác, lepidoilite cũng có màu tím, nhưng kết tinh thành các đơn tinh thể lớn, dễ tách lớp nên không thể dùng chế tác hàng mỹ nghệ.

Năm 2004, có một viên mica thô màu hồng đậm khá lạ, nó đã được bán với tên là thạch anh hồng (hình 6) và có nguồn gốc ở bang Minas Gerais, Brazin. Vì màu sắc đẹp và độ trong khá, người ta đã mài giác vài viên (hình 6). Chúng cũng được trưng bày tại hội chợ Tucson 2006.

Đo chiết suất đá thành phẩm của chúng hơi khó vì đá cấu tạo toàn là vi tinh, tính dễ cát khai và mềm nên khó tạo được một mặt bóng lý tưởng. Nơi đo được thì chỉ có bóng mờ yếu làm cho ranh giới sáng và tối trong chiết suất kế không rõ, chiết suất đo được khoảng 1,53-1,58. Tỷ trọng 2,83-2,85; độ cứng 2,5 (so sánh với muối và canxit). Đá không phản ứng dưới tia cực tím và không thể quan sát được phổ hấp thu. Dưới ánh sáng phân cực, viên đá luôn sáng khi xoay vòng, chứng tỏ chúng là tập hợp hạt không đẳng hướng. Các đặc tính này có thể suy luận đá này là lepidolite hoặc muscovite.

Phân tích nhiễu xạ tia X (XRD) cũng cho tên là muscovite hoặc lepidolite. Phân tích với máy dò bằng điện tử thì xác định được công thức hóa học là của muscovite. Sử dụng kính hiển vi điện tử xác định được các vảy muscovite có kích thước cực bé, cỡ 0,01 mm và định hướng bất kỳ. Nhờ các vảy cực nhỏ và sắp xếp bất kỳ làm cho khối có vẻ cứng chắc và độ trong khá. Sự hiện diện Mn hơi cao, tỉ lệ Mn/Fe cao và không có Ti là nguyên nhân tạo nên màu hồng đậm cho muscovite này.

 

Pyrope-spessartine ở Tanzania

Text Box: Hình 7: Viên đá mài giác 2,29 ct hình tam giác bầu này là pyrope-spessartine tìm thấy ở mỏ mới trong tỉnh Lindi, đông nam Tanzania. Hình của Axel Respinger. Trong hội chợ đá Tucson 2006, Cty Era Gems giới thiệu các đá garnet mới (hình 7) từ Tanzania. Tên thị trường của chúng là “Imperial garnet - Garnet hoàng tộc”. Chúng được phát hiện vào năm 2005 ở tỉnh Lindi, phía đông nam Tanzania. Ở Madagasca, các đá giống hệt những đá này đã được tìm thấy cách nay vài năm, và được đặt tên là garnet Malaya, có màu hồng đến cam phớt hồng.

Đá thô garnet Tanzania hơi nhỏ, đa số dưới 0,1 g (= 0,5 ct), sản lượng khá cao, cỡ 40kg/tháng. Đá thô trên 0,5 g thì hiếm, loại độ sạch cao thì cỡ 500 g/tháng. Đá mài giác ở vùng này cỡ trên 1 ct rất ít, viên đẹp và lớn nhất được 3 ct.

GIA đã phân tích viên garnet mới ở Tanzania nặng 2,29 ct (hình 7). Nó có màu hồng ở ánh sáng thường và ánh sáng vàng nóng. Chiết suất 1,756; tỷ trọng 3,85; không phản ứng với tia cực tím. Quan sát dưới phóng đại thấy có các bao thể như các kim tán sắc (có thể là rutin), các tinh thể trong suốt nửa tự hình và các phần tử giống như bụi. Các tính chất vật lý và hoá học giúp xác định tên của chúng là pyrope-spessartine.

 

Đá sillimanite mài giác trong suốt xuất xứ Ấn Độ

Text Box: Hình 8: Các đá sillimanite ở Ấn Độ có một số màu và độ trong rất cao. Trong hình từ trái qua phải, thấy có các màu nâu lục, không màu, xám phớt tím, lục hơi xám và vàng phớt lục. Ta thấy hai kiểu cắt mài, viên ngoài cùng bên phải có mặt trên cắt theo giác bàn cờ; các viên còn lại cắt giác Bồ Đào Nha. Hình của GIA. Người ta vừa phát hiện một nguồn lớn  sillimanite ở vùng Vishakhapatnam thuộc bang Andra Pradesh, Ấn Độ. Các đá thành phẩm hầu hết là mài giác và khá lớn, chủ yếu từ 1,5 đến 10 ct, một số ít lên đến 25 ct, viên trong suốt và lớn nhất hiện nay là 80 ct. Đá có độ trong suốt rất cao, khoảng 15 - 20% thành phẩm là không có tạp chất hoặc có tạp chất cực nhỏ khi quan sát dưới kính lúp cầm tay. Màu chủ yếu là vàng phớt lục, còn có màu lục hơi xám, nâu-lục, vàng cam phớt nâu, xám phớt tím và không màu (hình 8). Khoảng 50% đá được mài giác theo kiểu Bồ Đào Nha, nghĩa là phần mặt đáy có khá nhiều mặt giác nhỏ tứ giác, phần mặt trên giống như các viên kim cương tròn. 50% được mài với mặt trên theo kiểu giác bàn cờ (nhiều mặt giác nhỏ hình tứ giác trên mặt chính viên đá, giống hệt bàn cờ) (hình 8). Dựa vào màu sắc và độ trong, đá thoạt nhìn rất giống với chrysoberyl cùng màu cũng thuộc Ấn Độ.

Chiết suất sillimanite Ấn Độ đo được 1,577 đến 1,587; tỷ trọng 3,26. Không phản ứng với tia cực tím. Vạch hấp thu mạnh ở 460 nm. Đá màu lục vàng nếu có tạp chất thường chứa các kim nhỏ song song tán sắc, đá màu vàng phớt lục thì chứa các nhóm kim nhỏ song song phớt trắng. Mặc dù sillimanite màu vàng phớt lục đến màu lục vàng rất giống với chrysoberyl nhưng có thể phân biệt chúng dễ dàng bằng các kỹ thuật giám định cơ bản.

 

Kim cương đen có cấu trúc tăng trưởng lạ

Text Box: Hình 9: Bên trái là viên kim cương đen 20 mm. Chiếu sáng mạnh sẽ thấy thân đá có màu nâu. Bên trái là hình phóng đại 16 x, cho thấy có cấu trúc lạ là ở tâm thì kết tinh theo kiểu khối vuông, thể hiện bởi các đường cong 4 mặt; ra phía ngoài đá kết tinh tỏa tia, theo kiểu liên kết dạng sợi. Hình của Phòng thí nghiệm Đá quý Dubai.

  Viên kim cương đen trong hình 9 lớn đến 20 mm, cao 12 mm. Thân đá có màu nâu sậm khi dùng đèn sợi quang chiếu vào. Xét nghiệm chi tiết thấy viên đá không bị xử lý nào cả. Quan sát dưới phóng đại thấy có cấu trúc tăng trưởng bất thường, đó là kiểu đường cong sẫm màu gần bốn mặt. Đặc điểm tăng trưởng này khá tiêu biểu cho cách phát triển theo dạng khối vuông ở kim cương. Xung quanh các dãi sẫm này là các dãi gần đồng tâm và cấu trúc tỏa tia, tăng trưởng theo dạng sợi.

Cả hai kiểu tăng trưởng có thể thấy ở kim cương màu nâu. Cấu trúc tăng trưởng khối vuông luôn tạo những đường cong mà không bao giờ thẳng, định hướng theo các mặt lập phương. Tuy nhiên điều lạ lùng là khi tăng trưởng to ra bên ngoài, viên đá lại theo một kiểu phát triển khác, đó là kiểu tăng trưởng dạng sợi. Những loại kim cương như thế này thường bị đục.

Trong tự nhiên, sự tăng trưởng kim cương từ dạng khối vuông sang dạng sợi là không bình thường, điều này lý thuyết chưa giải thích được, cần nghiên cứu thêm.