Citrine tổng hợp chứa rất nhiều bao thể dạng đinh mũ (Bản tin tháng 04/2009)

Một chuỗi đeo cổ với các hạt mài giác màu vàng trong suốt (hình 17) được gửi tới Gemlab để xác định. 

Hình 1: Chuỗi vòng cổ này được gửi cho phòng thí nghiệm Gemlab để xác định, chứa 49 hạt mài giác (đường kính khoảng 20mm) được xác định là citrine tổng hợp. Hình của T.Hainschwang. 

Đặc trưng phản xạ của phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) đã xác định vật liệu là thạch anh. Phổ FTIR ghi nhận được có một cách thức biến đổi không xác định được, tuy nhiên chúng vẫn là đặc điểm của citrine tổng hợp. Phổ có dải hấp thu nước mạnh bất thường ở khoảng 3200cm-1 (quá mạnh để được bỏ qua) và chỉ một đỉnh đơn rõ nét ở 3580cm-1. Thông thường, citrine tự nhiên có lượng nước bên trong nhỏ hơn rất nhiều và phổ FTIR phức tạp hơn rất nhiều. 

Kiểm tra dưới kính hiển vi đã lộ ra hình ảnh rất nhiều các bao thể bất thường: tất cả các hạt đều chứa đầy các kênh tăng trưởng rỗng (hình 2, trái) và các bao thể dạng đinh mũ (có dạng hình nêm, kênh tăng trưởng lấp đầy chất lỏng tận cùng ở một đầu là một bao thể) (hình 2, phải). Bao thể dạng đinh mũ là bao thể đặc trưng trong beryl tổng hợp và thạch anh tổng hợp, mặc dù một vài bao thể nhìn tương tự như vậy cũng thấy trong một vài loại đá tự nhiên (G. Choudhary và C.Golecha, “Tìm hiểu về bao thể dạng đinh mũ trong các loại đá tự nhiên”, tạp chí Gem&Gemology Fall 2007, trang 228-235). Vì vậy, xét riêng loại bao thể dạng này không nhất thiết đưa ra bằng chứng nguồn gốc tổng hợp. 

 

Hình 2: Hình ảnh các bao thể dạng ống tăng trưởng rỗng (trái) và các bao thể dạng đinh mũ (phải) bên trong các hạt thường gặp trong beryl và thạch anh tổng hợp. Hình của T.Hainschwang, thị trường 18mm và 10,5mm. 

Mặc dù vậy, sự có mặt của các bao thể dạng đinh mũ trong các hạt này là đặc trưng của vật liệu tổng hợp, đặc biệt là phần “đầu mũ” của bao thể chứa các bao thể dạng “ruột bánh mì” (hình 3), là bao thể đặc trưng và phổ biến nhất của thạch anh tổng hợp. Tuy nhiên, trường hợp này chưa từng được thấy với một lượng lớn bao thể dạng này trong bất cứ loại vật liệu tổng hợp nào. Tất cả chúng đều có dạng hình nêm đặc trưng và hầu hết đều có bọt khí chứa chất lỏng. 

Hình 3: Các bao thể dạng đinh mũ trong các hạt thạch anh tổng hợp gồm các hốc lấp đầy chất lỏng có thể chứa các bọt khí được xác định là bao thể ruột bánh mì. Hình của T.Hainschwang, thị trường lớn hơn 1mm. 

Các bao thể dạng đinh mũ, các hốc rỗng nằm định hướng song song với trục c. Trong việc xác định hướng trục quang, nó là bằng chứng không phải là vật liệu song tinh – không giống hầu hết citrine tự nhiên, được tạo ra bằng cách xử lý nhiệt amethyst tự nhiên, thường có song tinh Brazil. Các hốc lớn, rỗng giống như kết quả của các bao thể dạng “đinh mũ” quá khổ bị lộ ra do quá trình đánh bóng hoặc lộ ra đến bề mặt do quá trình tăng trưởng. Trong một vài các hốc rất lớn này, các bao thể dạng “ruột bánh mì” được tìm thấy ở các đầu hẹp của các kênh (hình 4, trái); phần còn lại thì không hiện diện (hình 4, phải). Các đặc điểm này, giống với các bao thể dạng đinh mũ cỡ nhỏ, có thể gần như là được cho là do điều kiện tăng trưởng nhanh. 

Hình 4: Một vài hốc rỗng phát triển lên đến bề mặt trong hạt citrine tổng hợp có bao thể ruột bánh mì ở phần đầu nhỏ (trái) trong khi những cái khác thì không có (phải). Hình của T. Hainschwang, thị trường 5,4mm và 4,1mm (theo chiều dọc) 

Chuỗi đeo cổ – đã được bán cho khách hàng như là thạch anh thiên nhiên – vì thế được xác định là citrine tổng hợp. Không kể đến sự lừa gạt này, mẫu này là nguồn ảnh hiển vi về bao thể dạng đinh mũ thú vị, mà thường chúng không xuất hiện tập trung quá nhiều như vậy.