ĐÁ MÀU

ĐÁ MÀU

ĐÁ MÀU

Đá quý là một mảnh khoáng vật có giá trị và sự cuốn hút (hấp dẩn) cao khi chúng được cắt mài, đánh bóng và sử dụng làm nữ trang hoặc trang sức. Tuy nhiên một vài loại đá và vật liệu hữu cơ đúng ra không phải là khoáng vật nhưng vẫn được dùng làm nữ trang và trang sức, vì thế thường cũng được gọi là đá quý. Một vài loại khoáng vật rất mềm cũng thường dùng làm nữ trang có thể vẫn được xem như đá quý do màu sắc, ánh đặc biệt của chúng hoặc các đặc tính vật lý có giá trị thẩm mỹ. Sự quý hiếm là một đặc tính khác làm gia tăng giá trị của đá quý.

Giá trị của đá quý được định chủ yếu dựa trên vẻ đẹp tuyệt vời, tính chất hiếm hoặc tính thẩm mỹ của chúng. Mặc dù màu sắc rực rỡ là một quy tắc rất quan trọng trong việc xác định giá trị của đá quý, còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến giá trị của chúng: khả năng cung cấp của thị trường (trường hợp trồi sụt giá đá Tanzanite), tính hiếm (đá beryl đỏ), sự phổ biến, các kỹ xảo của thị trường v.v.

Thông thường các đặc tính vật lý làm cho các viên đá quý có giá trị là màu sắc, độ trong suốt đến mức có thể (emerald luôn có nhiều tạp bao thể bên trong), cắt mài, các hiệu ứng quang học bất thường bên trong viên đá như là các đới màu và tỏa tia (hiệu ứng sao).

Một nhân tố trong việc định giá trị của viên đá quý là “nước” (water). Nước là một thuật ngữ xưa để chỉ sự kết hợp giữa màu và độ trong của đá quý; được chia thành các bậc như: nước nhất, nước nhì, nước ba và nước chót.

Theo phương diện lịch sử thì đá quý được phân chia thành đá quý và đá bán quý (semi-precious stone). Do các định nghĩa có thể thay đổi qua thời gian, mỗi nền văn hóa khác nhau và có thể tùy thuộc nhiều yếu tố, nên sẽ luôn khó khăn trong vấn đề xác định như thế nào là đá quý.

Bên cạnh kim cương thì ruby, sapphire, emerald, ngọc trai (nói đúng ra không gọi là đá quý) và opal cũng được xem như là quý. Ít nhất vào đầu thế kỷ 20 các loại đá này được xem là quý không chỉ do vẻ đẹp của chúng. Đến khi phát hiện được các khối amethyst lớn ở Brazil vào thế kỷ 19, thì amethyst đã được xem là đá quý vào thời Hy Lạp cổ.

Ngày nay thị trường không còn sự phân biệt như vậy nữa. Nhiều loại đá được sử dụng ngay cả trong các món nữ trang đắt tiền, tùy thuộc vào tên thương hiệu của nhà thiết kế, xu hướng thời trang, sự cung ứng của thị trường, các xử lý v.v. Tuy nhiên kim cương, ruby, sapphire, emerald vẫn có sự nổi tiếng hơn hẳn các loại đá quý khác.

 

Các tin khác