Hình 1: Viên đá nặng 5,59 ct, giác tầng hình tam giác biến thể được chứng minh gồm hai khoáng chủ yếu là richterite và sugilite. Ảnh chụp bởi C. D. Mengason.
Tại các phòng giám định thường chỉ kiểm tra các khoáng vật đồng nhất, do đó việc nghiên cứu đá là một tổ hợp các khoáng đơn là điều hết sức thú vị. Gần đây phòng giám định ở Carlsbad nhận được một vật như thế, nó nặng 5,59 ct, trong mờ, màu xanh đậm và tím, cắt giác tầng hình tam giác biến thể được đưa đến để yêu cầu giám định (hình 1). Ngoài phần màu tím và xanh, viên đá còn chứa một khoáng vật phụ màu nâu; nhìn chung mẫu đá có cấu trúc phân lớp tương đối (hình 2).
Hình 2: Viên đá trong hình 1 cho thấy đường ranh giới rõ nét giữa richterite màu xanh và sugilite màu tím trong một vài khu vực (trái) và có sự xen lẫn (giữa) hoặc cấu trúc phân lớp (phải) của khoáng aegirine trong các phần khác. Phóng đại 15 lần. Ảnh chụp bởi Alethea Inns.
Phần màu xanh và tím có chiết suất điểm RI là 1,62 và 1,62, lần lượt theo thứ tự. Dưới phổ kế cầm tay, vùng màu xanh có dãy hấp thu yếu từ 540 – 580 nm và dãy mạnh từ 650 – 680 nm, trong khi phần màu tím chỉ có một dãy hấp thu tại 550 nm. Phổ Raman biểu lộ sự phù hợp với khoáng richterite cho khoáng màu xanh, sugilite thì phù hợp với phần khoáng màu tím (tương ứng với dãy hấp thu 550 nm) và aegirine thì tương ứng với phần khoáng vật phụ.
Richterite (Na[CaNa]Mg5Si8O22[OH]2) thuộc nhóm amphibole; richterite màu xanh là khoáng vật nêu trên nhưng có mang thêm nguyên tố kali (K). Sugilite (K,Na2[Fe,Mn,Al]2Li3Si12O30) thuộc nhóm milarite, trong khi khoáng aegirine (NaFeSi2O6) thuộc nhóm pyroxene. Cả 3 khoáng này đều có sự tương đồng về thành phần hóa học và cách thức hình thành, do đó việc nhìn thấy chúng tồn tại trong cùng một viên đá thì cũng không quá ngạc nhiên. Theo khách hàng dự đoán thì viên đá này có lẽ là từ mỏ đá Wessels ở Nam Châu Phi, nơi nổi tiếng với loại khoáng chứa kali như richterite và sugilite. (Công Ty TNHH Giám Định Rồng Vàng – SJC lược dịch theo Alethea Inns trong Lab Notes, quyển G&G Winter 2010)